Bàn về Kim Vân Kiều Kim_Vân_Kiều

Trên thực tế, ở Trung Hoa, truyện về Thúy Kiều của Nguyễn Du đã được nhiều người biên soạn thành truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng chỉ có Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân là có quy mô phong phú hơn cả.

Theo một nhà phê bình nổi tiếng là Kim Thánh Thán bình luận trong một cuốn sách như sau:

Theo một bộ sách Tàu in theo lối mộc bản, sách gồm 4 quyển, ở đầu mỗi quyển có đề: Quán hoa đường bình luận, Kim Vân Kiều truyện quyển Chi Thánh Thán ngoại thư – Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ.

Chủ đề của Kim Vân Kiều là tình 情 và khổ 苦:

"Chữ tình là một đại kinh. Sợi dây lớn chạy dọc cả một thiên. Chữ khổ là một đại vĩ. Sợi dây lớn chạy ngang cả một thiên. Nhưng tình thì ắt phải đợi có cảnh thì mới sinh. Khổ thì ắt phải đợi cơ hội ngộ thì mới nảy. Vậy khi nên mở cuốn truyện, người ta không thể nhìn qua một lượt mà thấy rõ được.[3]"

Nhận xét của Đổng Văn Thành về Kim Vân Kiều [4]:

cuốn sách của tác giả Thanh Tâm tài nhân bị vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc; từ cuối đời Thanh cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến. Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ giới thiệu về nó. Thứ hai, ông Tôn Khải Đệ, chuyên gia nghiên cứu tiểu thuyết Trung Quốc, người sớm nhất nhắc đến nó trong sách Thư mục tiểu thuyết, được thấy ở Tokyo – Nhật Bản, xuất bản năm 1932, lại coi nó là điển hình của những tác phẩm kém cỏi. Ông nghiêm khắc chê bai: “Dựa vào sự việc của Thúy Kiều mà viết cho sáng rõ ra – vốn có thể mở một thế giới khác ngoài lối tiểu thuyết cũ rích in hệt nhau, tiếc rằng lực hút của tác giả quá yếu, không thể mang lại sức sống cho Thúy Kiều. Còn việc Thúy Kiều nhảy xuống sông tự trầm vốn là kết cục rất tự nhiên, có thể viết rất hay, thế mà tác giả lại cố ý xóa nhòa sự thực, cho nàng được người cứu sống, trả lại đoàn viên. Nhân đấy than thở cho kẻ tục trong đời, thật là muốn chữa chạy cũng chữa không nổi. Người xưa tiết hạnh lạ kỳ đến thế, không may lạc vào sách của kẻ tầm thường nên cảnh tượng mới ra như vậy